Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

BUỔI HỌP CHUYÊN ĐỀ VỀ CHƯƠNG TRÌNH
HƯỚNG NGHĨA - KHUYẾN KHÍCH TỰ LẬP
Tại TT Giúp ích Cộng đồng - Hướng Nghĩa
TP.HCM, ngày 01/02/2018 


TRUNG TÂM GIÚP ÍCH CỘNG ĐỒNG HƯỚNG NGHĨA

CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG NGHĨA - KHUYẾN KHÍCH TỰ LẬP


TP.HCM, ngày 01 tháng 02 năm 2018

BIÊN BẢN CUỘC HỌP
(Họp chuyên đề về chương trình Hướng Nghĩa - Khuyến Khích Tự Lập)

I. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM:

- Thời gian: vào lúc 09 h15 ngày 01/02/2018.

- Địa điểm: 1014/62/18 CMT8, P.5, Q.Tân Bình – TPHCM.
- Thành phần tham dự: gồm mạng lưới Hướng Nghĩa và các nhóm công tác xã hội
- Chủ tọa: Phạm Thanh Hiệp
- Hành chánh VP: cô Ngọc Dung.
- Kế toán: Trần Trung.

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP:

  • Lượng giá tổ chức họp mặt Tất Niên của TT Giúp ích Cộng đồng Hướng Nghĩa.
  • Thảo luận chuyên đề về chương trình Hướng Nghĩa - Khuyến Khích Tự Lập.
  • Tổ chức các hoạt động tiêu biểu cho năm 2018
- Tổ chức trại hè cho Trẻ em và Người khuyết Tật tắm biển.

- Tổ chức trại hè đi Thái Lan, gồm HĐS Sài Gòn – Đà Nẵng – Hà Nội và các giáo viên, HLV, đưa chương trình HĐ vào học đường (1/7)
- Tháng 8 tham dự Jamboree Hàn Quốc.
- TT GICĐ Hướng Nghĩa tổ chức Trung Thu tháng 8.
- Chương trình học hè, Đào tạo TNV Hướng Đạo, Anh văn, Vi tính…
- Đầu năm 2018 mở các VP đại diện Cty Hướng Nghĩa ở mạng lưới các tỉnh Giúp ích cộng đồng và chương trình HN- KKTL: Bình Định, Cần Thơ, Tây Ninh.
- Trợ giúp quần áo, sách vở va dụng cụ học sinh vùng sâu, vùng xa: Chương trình hạnh phúc vì người nghèo và khuyết tật. Đã chuyển tháng 1 là 83 bao quần áo cho Tỉnh Lào Cai, Phú Yên, Gia Lai, Đắc Nông, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long Xuyên/ Chắc Cà Đao.
- Tổ chức cho 30 em người Dân tộc Mái Ấm Hoa Mẫu Đơn về thăm quê ở Đắc Lắc.


Chương trình Hướng Nghĩa - Khuyến Khích Tự Lập


· Chương trình Vi tín dụng cho người nghèo nông thôn và người khuyết tật. Nhóm Tình Thân trao đổi kinh nghiệm cho vay tín dụng theo phương pháp Grameen


· Giới thiệu dự án sản xuất giúp người nghèo mưu sinh (khuyến khích người nghèo tự lập – giúp cần câu):

- Nhóm Anh Đào/ cô Hiếu giới thiệu mô hình trồng nấm.

- Cô Vi Thị Thanh – người dân tộc Thái ở Tỉnh Đắc Nông giới thiệu mô hình chăn nuôi gà sạch.
- Cô Chuyên ở Đắc Nông giới thiệu mô hình trồng cây dược liệu/ cây thuốc và mô hình trồng rau sạch để đưa vào Siêu Thị.
- Anh Thắng – Huynh Trưởng HĐ Bình Định giới thiệu mô hình Xưởng in và Xưởng mộc, dạy nghề và sản xuất dành cho thanh thiếu niên nghèo.
- Chương trình HN-KKTL sẽ đi thực địa tham quan mô hình sản xuất ở Đắc Nông trong 2 ngày 7-8/2/2018

III KẾT THÚC CUỘC HỌP:

Cuộc họp kết thúc vào lúc 11h15 cùng ngày.

Người lập bản

Trần Văn Trung     










PHÁT BIỂU ANH THẮNG HUYNH TRƯỞNG  BÌNH ĐỊNH - MÔ HÌNH NHÀ XƯỞNG


PHÁT BIÊU : CÔ HIÊU HĐ - ANH ĐÀO MÔ HÌNH (TRỒNG NĂM)
PHÁT BIỂU VI THỊ THANH NGUỜI DTTS - MÔ HÌNH CHĂN NÔI GÀ SẠCH

PHÁT BIỂU CÔ CHUYÊN ĐẮC NÔNG - MÔ HÌNH TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU & RAU SẠCH
Chương trình Hướng Nghĩa . Khuyến khích tự lập HN-KKTL là chương trình Giúp Ích cộng đồng, giúp người nghèo mưu sinh qua việc cho vay tín dụng vi mô như là việc giúp vốn làm ăn sinh sống.


- Chương trình do sự hợp tác giửa tổ chức VASFCESR do tiến sĩ Phùng Liên Đoàn thành lập và Công ty Hướng Nghĩa do ông Phạm Thanh Hiệp thành lập ( có pháp nhân hoạt động tín dụng ).

Bên cạnh việc giúp vốn cho người nghèo là các công tác xã hội khác giúp người nghèo thay đổi cuộc sống như giúp học bổng, quần áo, dụng cụ học tập, giúp các trường hợp ngặt nghèo…


- Chương trình HN- KKTL hoạt động theo mô hình vi tín dụng Ngân hàng Grameen.



I.- Tìm hiểu :Ngân hàng Grameen ( theo Wikipedia)

Ngân hàng Grameen (tiếng Bengali: গ্রামীণব্যাংক) là một tổ chức tài chính vi mô (tiếng Anh: microfinance) khởi đầu tại Bangladesh với mục đích cho vay vốn nhỏ (được gọi tín dụng vi mô; tiếng Anh: microcredit) cho người nghèo mà không cần điều kiện bảo đảm. Hệ thống dựa trên ý tưởng người nghèo có các kỹ năng mà không được tận dụng hết. Ngân hàng cũng nhận ký quỹ, cung cấp các dịch vụ khác và kinh doanh trên các lĩnh vực hướng-phát triển bao gồm các công ty sản xuất, điện thoại và năng lượng. Tổ chức này và người thành lập, Muhammad Yunus, được nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2006.[1]

Muhammad Yunus, người thành lập ngân hàng

Muhammad Yunus, nhà sáng lập ngân hàng, đạt học vị Tiến sĩ ngành Kinh tế học tại trường Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ. Qua nạn đói khủng khiếp tại Bangladesh năm 1977 ông được tiếp cảm hứng cho vay một khoản nhỏ 27 đôla Mỹ cho một nhốm 43 hộ gia đình để họ có thể tạo các đồ vật nhỏ đem bán mà không đòi hỏi thế chấp Yunus tin rằng việc cho vay các khoản nhỏ như vậy nếu được đem áp dụng rộng rãi cho cộng đồng thì có thể làm cải thiện đói nghèo tại làng quê phổ biến tại Bangladesh.

Ngân hàng Grameen (tiếng Bangla nghĩa là "Ngân hàng của làng quê") bắt nguồn từ ý tưởng của Muhammad Yunus. Ngân hàng bắt đầu với một dự án nghiên cứu của Yunus và dự án kinh tế nông thôn tại trường đại học Chittagong, Bangladesh để kiểm tra phương pháp của ông trong việc cho vay tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho người nghèo nông thôn. Vào năm 1976, làng Jobra và các làng quê khác xung quanh trường đại học Chittagong trở thành khu vực đầu tiên đạt điều kiện tiếp nhận dịch vụ từ ngân hàng Grameen. Ngân hàng thành công vang dội và dự án, được chính phủ hỗ trợ, được giới thiệu vào năm 1979 cho quận Tangail (phía bắc thủ đô Dhaka). Sự thành công của ngân hàng tiếp tục và nó nhanh chóng trải rộng đến các quận các của Bangladesh và vào năm 1983 nó chuyển thành một ngân hàng độc lập dưới quyết định của cơ quan lập pháp Bangladesh. 

Ngân hàng ngày nay tiếp tục mở rộng phạm vi biên giới và vẫn cung cấp tín dụng cho người nghèo nông thôn. Vào giữa năm 2006, số lượng chi nhánh ngân hàng Grameen Bank vượt qua con số 2.100. Thành công của nó truyền cảm hứng cho các dự án tương tự trên thế giới.

Việc áp dụng tín dụng vi mô

Hệ thống là cơ sở cho hệ thống tín dụng vi mô và các nhóm tự giúp (self-help group) hiện hoạt động trên 43 quốc gia. Mỗi nhóm gồm năm cá thể được vay một khoản tiền, nhưng cả nhóm sẽ bị từ chối nhận tín dụng tiếp nếu một cá thể vỡ nợ. Việc này tạo động lực kinh tế cho nhóm hoạt động có trách nhiệm, và làm tăng tính khả thi kinh tế của Grameen.

Tại một quốc gia trong đó ít phụ nữ có khả năng vay vốn từ các ngân hàng thương mại lớn có một thực tế đáng ngạc nhiên là phần lớn (96%) người vay vốn là phụ nữ. Tại các khu vực khác, kỷ lục đáng ngạc nhiên của Grameen là tỷ lệ hoàn vốn đạt đến trên 98 phần trăm. Hơn một nửa những người vay vốn của Grameen tại Bangladesh (gần tới 50 triệu) đã thoát khỏi nghèo đối nhờ khoản vay của ngân hàng, được đánh giá bằng các tiêu chuẩn như có tất cả con trong tuổi đến trường được đi học, tất các thành viên gia đình được ăn ba bữa một ngày, một nhà vệ sinh, một nhà có mái tránh dột, nước uống sạch và khả năng hoàn vốn một khoản 300 taka (8 USD) một tuần.

Giải thưởng Nobel Hòa bình

Ngày 13 tháng 10 năm 2006 Ủy ban Nobel đã trao cho Ngân hàng Grameen Bank và người sáng lập Muhammad Yunus Giải thưởng Hòa bình Nobel năm 2006, "vì những nỗ lực của họ trong việc tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội từ dưới lên."

Các chương trình cải thiện xã hội

Bên cạnh việc mở rộng vốn tín dụng vi mô cho người nghèo, Ngân hàng Grameen đã có nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo.

Chương trình các thành viên xóa đói giảm nghèo

Chương trình này tập trung phân bổ vốn nhỏ cho người ăn xin. Các quy định hiện hành của ngân không được áp dụng ở đây như:

- Vốn vay hoàn toàn không có lãi suất.

- Kỳ hoàn vốn có thể kéo dài, ví dụ, một người ăn xin có thể nhận một khoản vay nhỏ khoảng 100 taka (tương đương US $1.50) có thể trả chỉ 2.00 taka (tương đương 3.4 US cents) một tuần.

- Người vay được hưởng bảo hiểm tính mệnh hoàn toàn miễn phí.

Ngân hàng không áp buộc người vay phải ngừng ăn xin; thay vì đó ngân hàng khuyến khích họ sử dụng vốn để tạo thu nhập từ việc bán các vật phẩm giá hạ. Vào năm 2005, khoảng 45.000 người ăn xin đã nhận khoảng Tk 28.7 triệu (tức khoảng US$441.538) và đã hoàn trả Tk. 13.66 triệu (tức US$210.154).

Chương trình điện thoại nông thôn

Bangladesh có mật độ điện thoại thấp nhất thế giới. Trên tổng số hơn 85.000 thôn bản phần lớn đều không có mạng điện thoại kéo dây của các công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước. Để phá bỏ tình trạng này, Ngân hàng Grameen đã có chương trình mang điện thoại tới các thôn bản xa xôi. Grameen Phone, một công ty chị em với ngân hàng, hiện đã là nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất nước. Sử dụng mạng lưới trên toàn quốc của mình, Grameen Telecom, và các công ty chị em khác của Ngân hàng Grameen, đã mang điện thoại di động và vô tuyến đế gần một nửa thôn bản tại Bangladesh. Ngân hàng đồng thời cũng phân bổ vốn vay đến khoảng 139.000 phụ nữ nghèo tại nông thôn để họ mua điện thoại. Những người phụ nữ này thiết lập tại nhà mình trung tâm liên lạc nơi những người dân làng có thể đến và trả một khoản phí nhỏ để sử dụng điện thoại. Chương trình này thường được gọi là Polli Phone (Điện thoại thôn bản) tại Bangladesh.

II.- MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG HN- KKTL.

- HN- KKTL Trung tâm : đặt tại TP HCM điều hành chi nhánh HN- KKTL các địa phương .

- Mỗi địa phương có một chi nhánh HN- KKTL để giúp vốn cho người nghèo theo công thức Grameen .

· Nguyên tắc cho vay Grameen:

- Người mượn tiền phải thành lập thành nhóm 5 – 10 người biết rõ nhau . Đây là nguyên tắc để những người nghèo liên đới trách nhiệm, xây dựng tinh thần cộng đồng giúp đở nhau, đoàn kết và xây dựng nhân phẩm . Nhóm có trưởng nhóm .

- Trưởng nhóm phải biết rõ người mượn tiền, tình trạng sống/ tài chánh ,tính tình người mượn tiền . Nhóm phải chịu trách nhiệm khi có người trong nhóm trã tiền trẻ, chây ì, thiếu hụit khi trã tiền .

- Tiền lãi/lời là 1%/ tháng trong 10 tháng , hay 0,85 %/tháng .

- Số tiền vay từ 1 – 5 triệu . Có trường hợp đặc biệt sẽ vay cao hơn .

- Không được mượn thêm khi chưa trã hết nợ cũ.

- Trưởng nhóm được nhận 10% trên tổng số tiền lãi thu được mỗi tháng .

- 40% tiển lãi chi trong các công tác xã hội, giúp ích , văn phòng ..

- 50% tiền lãi chi được bù vào tỉ lệ lạm phát chi các khoản do Trung tâm HN- KKTL xét duyệt .

III.- Triển khai hoạt động Chương trình HN –KKTL từ năm 2018..

- Chương trình KKTL đã có mô hình hoạt động Trung tâm Khuyến khích tự lập tại Huế trong nhiều năm qua. Đã có thể nghiệm một vài nơi ở các tỉnh thành trong 2 năm qua . Nên đã có kinh nghiêm về tổ chức .

- Chương trình sẽ mời gọi và tiếp nhận các cộng tác viên, tổ trưởng và tình nguyện viên tham gia làm việc xã hội nầy và việc phát triển cộng đồng tại địa phương . 

Ngày 1 tháng 1 năm 2018
Phạm Thanh Hiệp



Giám đốc Cty Hướng Nghĩa 

--------------------------------------------------------------------------
* Tổ chức mạng lưới , chi nhánh HN - KKTL địa phương .

- Những cá nhân, nhóm nào ở các địa phương đồng ý tham gia chương trình HN.KKTL sau khi xem kỹ và thuận tình với các điều kiện tổ chức sẽ làm một “hợp đồng danh dự” với Trung tâm HN.KKTL . Trung tâm sẽ chuyển một số tiền ban đầu để hoạt động thể nghiệm trong một thời gian . Nếu hoạt động tốt sẽ thành hình chi nhánh mạng lưới HN- KKTL địa phương.

- Việc tổ chức hành chánh để hoạt động đều dựa trên các qui chế do Trung tâm HN- KKTL phổ biến để các chi nhánh dựa theo hoạt động.

- Ngày 21/1/2018 , Trung tâm Giúp Ích cộng đồng Hướng Nghĩa sẽ tổ chức họp mặt và giới thiệu Chương trình HN- KKTL với các cá nhân, nhóm và mạng lưới hoạt động lâu nay của trung tâm Hướng Nghĩa . Sau đó sẽ bắt đầu hoạt động mô hình HN- KKTL tại các địa phương từ năm 2018.

- Xin gởi chương trình , kế hoạch HN- KKTL cho các ace xem trước.

- Số vốn hoạt động ban đầu của HN- KKTL sẽ là 1 triệu USD do VASFCESR ứng vốn.

Ngày 20 tháng 12 2017 




Phạm Thanh Hiệp

1 nhận xét: