Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO 
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC
VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Ngày 29/09/2014
Nhà Khách Quốc Hội
 165 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1 - TP.HCM


Chủ trì: Đ/c Ngô Đức Mạnh 
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội

Chủ trì: Đ/c Nguyễn Trọng Đàm
Thứ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội


ỦY BAN ĐỐI NGOẠI CỦA QUỐC HỘI 
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 
UNICEF

CÙNG PHỐI HỢP TỔ CHỨC HỘI THẢO 
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC
VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1) Nội dung cơ bản Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.
2) Sự tương thích giữa Công ước với hệ thống pháp luật Việt Nam
 và các ĐUQT về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
3) Vấn đề tổ chức thực thi Công ước.






                                                   


                                                   



                                                    

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CÔNG ƯỚC QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của người khuyết tật đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 13/12/2006. Việt Nam đã ký Công ước Quyền của người khuyết tật vào ngày 22/10/2007.
Theo quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, trong hồ sơ của cơ quan đề xuất trình Chính Phủ để Chính phủ trình Chủ Tịch nước phê chuẩn Công ước trên phải có dự kiến kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước Quyền của người khuyết tật.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với trách nhiệm là cơ quan đề xuất trình phê chuẩn Công ước Quyền của người khuyết tật xây dựng dự kiến kế hạch tổ chức thực hiện Công ước như sau:

I.       MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU :
1.      Mục đích:
a)      Dự kiến các nội dung triển khai thực hiện Công ước Quyền của người
khuyết tật; dự kiến trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các quy định của Công ước.
b)      Xây dựng lộ trình để triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của
Công ước phù hợp với các nguyên tắc Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam.
2.      Yêu cầu :
a)   Việc triển khai thực hiện kế hoạch phải đồng bộ, phù hợp với đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/08/2012  của Thủ tướng chính phủ), các nội dung, định hướng phát triển trong lĩnh vực người khuyết tật đến năm 2020 đã được phê duyệt.
b)   Dự kiến kế hoạch tổ chức triển khai công ước phải cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các cấp, các ngành.
c)       Các bộ, ngành được giao chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm
 vụ nêu trong kế hoạch phải tích cực chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
d)      Bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành kịp
thời giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắt phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
 đ)   Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Công ước Quyền của người khuyết tật và pháp luật về lĩnh vực người khuyết tật phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và kịp thời.

II.    DỰ KIẾN NỘI DUNG KẾ HOẠCH:
Đây là kế hoạch dự kiến triển khai. Mốc thời gian thực hiện được xác định trên cơ sở xem xét nội dung của hoạt động và khối lượng công việc thực hiện.
1.  Nội luật hóa các quy định của Công ước Quyền của người khuyết tật, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong nước về lĩnh vực người khuyết tật để triển khai đầy đủ, toàn diện các quy định, tiêu chuẩn của Công ước Quyền của người khuyết tật.
Thời gian thực hiện : từ năm 2014 đến năm 2019.
Cơ quan chịu trách nhiệm : Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan.
2.  Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Công ước bao gồm đại diện của các Bộ, ngành liên quan và do lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm Trưởng ban chỉ đạo.
Thời gian thực hiện : tháng 12 năm 2014.
Cơ quan chịu trách nhiệm : Bộ Lao động – Thương binh Và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan.
3.  Tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước Quyền của người khuyết tật tới các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, người khuyết tật và gia đình người khuyết tật.
Thời gian thực hiện : từ năm 2014 đến năm 2015.
Cơ quan chịu trách nhiệm : Bộ Lao động – Thương binh Và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành có liên quan.
4.  Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin và truyền thông theo đúng lộ trình đã được quy định trong Luật Người khuyết tật để đáp ứng yêu cầu của Công ước Quyền của người khuyết tật.
Thời gian thực hiện : từ năm 2014 đến năm 2020.
Cơ quan chịu trách nhiệm : Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các cấp.
5.  Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người khuyết tật.
Thời gian thực hiện : từ năm 2014 đến năm 2020.
Cơ quan chịu trách nhiệm : Bộ Y Tế phối hợp với Bộ Giáo dục Và Đào tạo.
6.  Thúc đẩy phát triển nghề công tác xã hội để góp phần hỗ trợ tích cực cho quá trình hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật.
Thời gian thực hiện : từ năm 2014 đến năm 2020.
Cơ quan chịu trách nhiệm : Bộ Lao Động – Thương Binh và  Xã Hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7.  Đẩy mạnh xã hội công tác trợ giúp người khuyết tật, huy dộng các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia hỗ trợ giúp người khuyết tật.
Thời gian thực hiện : từ năm 2014 đến năm 2020
Cơ quan chịu trách nhiệm : Bộ Lao động  - Thương Binh và Xã hội.
8.  Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ về người khuyết tật theo quy định của Công ước Quyền của người khuyết tật.
Thời gian thực hiện : từ năm 2014 đến năm 2020.
Cơ quan chịu trách nhiệm : Bộ Lao động – Thương binh Và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
9.  Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực người khuyết tật theo đúng quy định của Công ước Quyền của người khuyết tật.
Thời gian thực hiện : từ năm 2010 đến năm 2016.
Cơ quan chịu trách nhiệm : Bộ Lao động – Thương binh Và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan.
10.  Định kỳ báo cáo Liên hợp quốc về kết quả thực hiện Công ước Quyền của người khuyết tật.
Thời gian thực hiện : định kỳ 04 năm 01 lần hoặc theo yêu cầu của Ủy ban về quyền của người khuyết tật.
Cơ quan chịu trách nhiệm : Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan.
11.  Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm
trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến việc thực hiện Công ước Quyền của người khuyết tật.
Thời gian thực hiện : hàng năm
Cơ quan chịu trách nhiệm : Bộ Lao động – Thương binh Và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan.
12.  Đánh giá toàn diện việc triển khai thực hiện Công ước Quyền của người khuyết tật trong giai đoạn 5 năm đầu sau khi phê chuẩn Công ước, rút kinh nghiệm và bổ sung giải pháp để triển khai có hiệu quả Công ước Quyền của người khuyết tật tại Việt Nam.
Thời gian thực hiện : năm 2019.
Cơ quan chịu trách nhiệm : Bộ Lao động – Thương binh Và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan.

III.       TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1.   Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan chủ động bổ sung nhiệm vụ thực thi Công ước Quyền của người khuyết tật vào chương trình, kế hoạch công tác của mình.
2.   Giao Bộ Lao động – Thương binh Và Xã hội là cơ quan thường trực thực hiện Công ước Quyền của người khuyết tật, có nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này trên phạm vi cả nước.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét