Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

VTV1 PHỎNG VẤN
CLB HƯỚNG NGHIỆP KHUYẾT TẬT TRẺ TP.HCM
217/A10 XVNT, P.17, BÌNH THẠNH - TP.HCM
TP.HCM, Ngày 25.10.2014


VTV1 PHỎNG VẤN 
CLB HƯỚNG NGHIỆP KHUYẾT TẬT TRẺ TP.HCM

Chủ nhiệm – Trần Văn Trung
1 - CLB Khuyết tật trẻ TP. Hồ Chí Minh được thành lập từ khi nào? Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động?
CLB. Hướng Nghiệp Khuyết Tật Trẻ, được hình thành và chính thức hoạt động từ ngày 01/08/2001. Đây là một tổ chức xã hội do tập thể người khuyết tật đứng ra tổ chức và điều hành trực thuộc Phòng CTXH - Cty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ Hợp Tác Trẻ, theo Quyết Định CV số: 17-01/CV - HTT, cấp ngày 01/08/2001.
Hiện là thành viên của:
-         Hội Bảo Trợ Người Khuyết Tật & Trẻ Mồ Côi – TP.HCM
-         Hiệp Hội Doanh Nghiệp Của Thương Binh Và Người Khuyết Tật VN. (VAIDE)
-         Ủy viên Ban chấp hành - Liên Hiệp Hội Về Người Khuyết Tật Việt Nam (VFD)
Mục tiêu hoạt động:
-         Tổ chức và mở rộng các lớp học và dạy nghề miễn phí cho Người khuyết tật, Trẻ mồ côi và Thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn.
-         Duy trì và phát triển phong trào Văn - Thể - Mỹ trong cộng đồng Người khuyết tật, nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao kỹ năng của từng cá nhân.
-         Tạo điều kiện, giúp đỡ Người khuyết tật, Thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn thông qua việc trao học bổng, tặng xe lăn, tư vấn giới thiệu và tạo việc làm…
-         Phối hợp với các Hội, Sở, Ban, Ngành tổ chức sự kiện, tập huấn cho Người khuyết tật về việc tiếp cận và nắm bắt các thông tin về Người khuyết tật do Nhà nước ban hành. Nâng cao nhận thức của chính NKT và các thành viên khác trong cộng đồng về các vấn đề khuyết tật.
-         Vận động xây dựng cơ sở vật chất cho việc phát triển & mở rộng các hoạt động của đơn vị.
Thuận lợi:
-         CLB được sự  giúp đỡ, hỗ trợ tận tình của Cty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ Hợp Tác Trẻ. Cùng các cấp chính quyền tại địa phương.
-         Trong những năm qua cơ sở đã quy tụ và triển khai nhiều lớp học, cùng các lớp đào tạo dạy nghề giúp cho Người khuyết tật và Thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt trong cộng đồng khá hiệu quả.
-         Được sự tương tác  từ Thành hội - Trung tâm – cùng các tổ chức dân sự xã hội về mặt tập huấn: Nâng cao kỷ năng, Viết dự án, Khởi sự kinh doanh, lồng ghép kỷ năng sống vào giảng dạy cho học viên của các lớp trong mỗi khóa học.
Khó khăn:
-         Mặt bằng của cơ sở đang thuê theo hợp đồng từng năm nên chưa ổn định, những học viên đạt chứng chỉ sau khóa học cũng rất khó khăn tìm kiếm việc làm mưu sinh.
-         CLB mở rộng các lớp học miễn phí cho học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên nghèo, di dân các tỉnh thành.
-         Mặt khác học viên đi học cũng không đều do khó khăn về kinh tế, phương tiện đi lại, bận ôn thi ở các trường văn hóa, đi thực tập cùng nhiều nguyên nhân khác. Nên CLB lên kế hoạch chiêu sinh thường xuyên.
-         Ban chủ nhiệm và giáo viên phải hết sức năng động và đảm bảo chất lượng cho học viên trong giảng dạy do tình hình tuyển sinh ngày càng khó khăn.
-         Ngoài ra cơ sở vật chất trang thiết bị của CLB còn hạn chế.
2 - Những lĩnh vực hoạt động trọng tâm của CLB? Lý do lựa chọn những lĩnh vực này?
Chức năng hoạt động các lớp học:                        
                    - TH học căn bản (3 khóa 1/năm, mỗi khóa 4 tháng)
                    - TH văn phòng - Chứng chỉ A (2 khóa/1năm, mỗi khóa 6 tháng)
                    - Thiết kế Đồ Họa (3 khóa/1năm, mỗi khóa 4 tháng)
                    - Nhạc lý - Guitar căn bản (1 khóa/1năm, 12 tháng)
                    - Anh văn căn bản (1 khóa/1năm, 12 tháng)
                    - Kết cườm - Sơ cấp và nâng cao (2 khóa/1năm, mỗi khóa 6 tháng)
                    - Thêu tay - Sơ cấp và nâng cao (2 khóa/1năm, mỗi khóa 6 tháng)
                    - Sửa chữa điện thoại di động - Căn bản (2 khóa/1năm, mỗi khóa 6 tháng)
3 - Trong những năm qua, CLB Khuyết tật trẻ nói riêng và người khuyết tật  nói chung  có được tham gia vào quá trình xây dựng các chính sách đối với người khuyết tật không? Nếu được tham gia thì tham gia ở mức độ nào? Nhu cầu tham gia của người khuyết tật?
-         Trong những năm gần đây, cùng với sự phái triển toàn diện của  đất nước là công tác hỗ trợ, chăm lo đời sống cho các nhóm đối tượng đặt biệt trong xã hội như Người có công, người cao tuổi, trẻ mồ côi.v.v… Trong đó NKT là một trong những nhóm đối tượng đã và đang được toàn xã hội rất quan tâm.
-         Nhiều chính sách được ban hành và thi hành rất thiết thực và hiệu quả mà đỉnh cao là Pháp lệnh Người tàn tật 1998, Luật NKT ra đời năm 2011.
-         NKT nói chung và NKT tại CLB Hướng nghiệp Khuyết tật trẻ tại TP.HCM nói riêng đã được tạo nhiều điều kiện để tham gia vào quá trình xây dựng tất cả các chinh sách quốc gia mà mới đây nhất là cuộc thảo luận về Hiến pháp. Đối với chính sách dành riêng cho NKT, với vai trò là một tổ chức cơ sở trực thuộc Hội Bảo trợ Người Khuyết Tật và Trẻ Mồ Côi TP.HCM, chúng tôi càng có thêm nhiều điều kiện hơn để tham gia vào cuộc vận động. Chúng tôi được mời tham dự các buổi hội thảo, tiếp xúc cử tri, hoàn thành bảng hỏi v.v…
-         Tôi nghĩ rằng, NKT cần được khuyến khích để tham gia vào các công cuộc này vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ. Mặt khác, thông qua hoạt động này, NKT được tăng thêm niềm tin, xóa bỏ dần mặc cảm, tự tin hơn để hòa nhập tốt với cộng đồng.
4 - Theo anh/chi, Luật người khuyết tật Việt Nam đã sát với thực tế cuộc sống của người khuyết tật chưa?
-         Các chính sách pháp luật về người khuyết tật trong nước đã tương đối hoàn chỉnh. Nhận được sự quan tâm của nhà nước trong nhiều năm qua.
-         Dự kiến cuối năm 2014 hoặc 2015 sẽ được trình lên Quốc hội thông qua việc phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền của NKT.
-         Sự phát triển công nghệ khoa học kỹ thuật giúp cho NKT với cơ hội hòa nhập được thuận lợi hơn như: (Smart phone, Internet, xe điện, xe buýt, xe nâng dành cho người khuyết tật.
-         Nhận thức của cộng đồng về NKT đã có nhiều tiến bộ (cơ bản hạn chế sự kỳ thị và phân biệt đối xử)
-         Các mạng lưới NKT ở địa phương đang phát triển nhanh và mạnh.
5 - Thực tế triển khai Luật Người khuyết tật VIệt Nam trên địa bàn có còn tồn tại những vấn đề bức xúc nào không? Đâu là khó khăn trong quá trình thi hành Luật NKTVN?
-         Còn thiếu các văn bản hướng dẫn dưới luật để đưa chính sách vào áp dụng thực tiễn một cách có hiệu quả
-         Việc thực thi chính sách tại địa phương chưa đồng bộ
-         Chưa có chế tài xử phạt các vi phạm luật NKT.
-         Về địa bàn vùng sâu, vùng xa vẫn còn chưa tiếp cận được công nghệ TT Internet.
6 - Để hoàn thiện Luật NKTVN, anh/chị có đề xuất kiến nghị gì?
·        Tăng cường năng lực cho các tổ chức của người khuyết tật trong nước.
·        Thúc đẩy hoàn thiện môi trường pháp lý và xã hội thuận lợi để NKT có thể tham gia  xây   dựng chính sách.
·        Thúc đẩy thực hiện bảo trợ xã hội, cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
·        Chủ động theo dõi, giám sát đánh giá tiến độ thực hiện chương dự án, chất lượng dịch vụ và hiệu quả đầu tư của nhà nước cho lĩnh vực NKT.
7 - Vấn đề hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật nói chung và thanh niên khuyết tật nói riêng tại TP.HCM hiện nay đã được các cấp ủy Đảng, Chính quyền quan tâm như thế nào? Kết quả ra sao?
Trong thời gian qua các cấp ủy Đảng, Chính quyền đã quan tâm và tạo điều kiện thực thi chính sách nhằm hỗ trợ NKT trong các lĩnh vực: Đời sống vật chất và tinh thần của NKT được cải thiện và nâng lên đáng kể.
8 - Theo anh /chị, hiện còn tồn tại những rào cản nào cản trở người khuyết tật hòa nhập cộng đồng?
Bên cạnh đó, các hội nhóm của NKT rất còn hạn chế về cơ sở vật chất tại các nơi học tập, làm việc, bảo hiển y tế, giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng và khu vui chơi giải trí…
9 - Để xây dựng một xã hội thân thiện, không rào cản đối với người khuyết tật, vấn đề gì là vấn đề quan trọng nhất hiện nay cần giải quyết? Anh chi có kiến nghị gì?
·        Phát triển sâu rộng hội nhóm của NKT tại các địa phương.
·        Công nghệ thông tin truyền thông cho NKT nhất là vùng sâu, vùng xa.
·        Tiếp cận công trình giao thông công cộng cho NKT
·        Giáo dục và dạy nghề phù hợp với NKT (Đa dạng tật)
·        Việc làm, sinh kế ổn định và hòa nhập cộng đồng.

KT QU CÁC LP HỌC TRONG NĂM 2013:
§  Đạt chứng chỉ:   124 HV 
§  Việc làm:   94HV
§  Trong đó: KT:   40 HV
§  Đạt chứng chỉ Sở Giáo Dục Đào Tạo Tp.HCM.
§  Đạt chứng trường Tin Học Hân Châu
§  Đạt chứng của trường Hy Vọng Thủ Đức (TCDN)

VTV1 PHỎNG VẤN 
CLB HƯỚNG NGHIỆP KHUYẾT TẬT TRẺ TP.HCM



                                                   

 



TỔNG QUAN VỀ NKT VIỆT NAM

30% NKT có việc làm ổn định Đây là con số vừa được ông Đặng Văn Thành – Tổng Thư ký Liên hiệp Hội NKT Việt Nam đưa ra trong buổi họp báo ngày 22/10 về hội nghị Diễn đàn Người khuyết tật khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hiện Việt Nam có 6,7 triệu NKT. Có 82% số NKT sống ở khu vực nông thôn, 60% trong tổng số NKT trong độ tuổi và còn khả năng lao động. Tuy nhiên, hiện chỉ có 30% trong tổng số NKT trong độ tuổi lao động có việc làm ổn định. Đa phần họ chỉ làm những công việc thời vụ, ở làng nghề thuộc khu vực nông thôn.


Hiện thực hóa quyền của NKT Lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, Hội nghị lần này có mục đích kiểm nghiệm việc thực hiện chiến lược Incheon trong hai năm 2012-2014 và thúc đẩy việc thực hiện hóa quyền của NKT ở các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hội nghị sẽ có khoảng 500 đại biểu khuyết tật (trong đó có 300 đại biểu quốc tế) của 42 nước tham dự. Đây sẽ là sự kiện quan trọng nhằm nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam cũng như thấy rõ mối quan tâm của Chính phủ, nhân dân Việt Nam và các tổ chức quốc tế đối với NKT, góp phần thúc đẩy phê chuẩn Công ước Quốc tế về NKT. Ông Nguyễn Ngọc Lâm – Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về NKT Việt Nam cho biết, hoạt động chính của Diễn đàn gồm sáu chủ đề: Xóa đói, giảm nghèo liên quan đến dạy nghề, tạo việc làm dành cho NKT; Sự tham gia của NKT vào tiến trình ra quyết định, quá trình vận động chính sách; Tiếp cận môi trường; An sinh xã hội – Biến đổi khí hậu; Giáo dục hòa nhập và can thiệp sớm và Phục hồi chức năng; Phụ nữ khuyết tật.; Bên cạnh đó, Hội nghị còn có các hoạt động bên lề như: triển lãm giới thiệu hình ảnh hoạt động các tổ chức vì NKT, trưng bày sản phẩm do NKT làm ra, tham quan du lịch nhằm quảng bá hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam… Đặc biệt, chương trình đi bộ “Vì một thế giới hòa nhập cho NKT” hưởng ứng ngày Quốc tế NKT (3/12) sẽ được tổ chức vào sáng ngày 29/11 tại tượng đài Lý Thái Tổ với sự tham gia của khoảng 4000 người, trong đó có khoảng 500 người khuyết tật tham dự...




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét