Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012


HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2012 -20120 
Tp Hồ Chí Minh, 13/12/2012

Hội thảo triển khai Đề án 1019 
Tp Hồ Chí Minh, 13/12/2012 


BÁO CÁO KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Nhóm 1 – Hội thảo Tp HCM 

Thành phần nhóm: 
Đại biểu: Phú Yên, Bình Thuận, Đà Nẵng, DRD, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Trung tâm Thị Nghè
Hỗ trợ thảo luận
  • Đinh Thị Thụy, NCCD 
  • — Nguyễn Thị Y Duyên, UNICEF 
1/ Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 1019 (1):
— Các bước/tiến trình:
– Sở LĐTBXH tham mưu UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo việc xây dựng đề án tỉnh
– Đánh giá/Khảo sát số liệu NKT/TKT và việc thực hiện đề án 239
– Sở LĐTBXH gửi công văn đề nghị các đơn vị gửi báo cáo và đề xuất cho đề án -> ban soạn thảo xây dựng dự thảo đề án 1019
– Sở LĐTBXH gửi công văn xin ý kiến đóng góp của các đơn vị: các sở ban ngành, các hội liên quan và trung ương

1/ Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 1019 (2):

– Lưu ý những ưu tiên và thế mạnh của các ngành, hội NKT và địa phương (có thể mở rộng các lĩnh vực)
– Tổ chức hội thảo tham vấn
– Chỉnh sửa/hoàn thiện dự thảo đề án
– Trình Ủy ban nhân dân tỉnh
— Xây dựng kinh phí:
– Lên dự toán kinh phí cho các hợp phần và hoạt động dựa theo đề án 1019, tổng hợp từ đề xuất của các sở ban ngành – nên có dự toán chi tiết
– Nguồn TƯ

1/ Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 1019 (3):
- Nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương: lưu ý các nguồn từ các chương trình MTQG, các chính sách (BTXH), chính sách riêng của địa phương (bảo hiểm y tế cho toàn bộ TKT, ngân sách cho Hội NKT)
- Nguồn ngân sách từ các dự án: tận dụng các dự án đang có ở địa phương, tìm kiếm, kêu gọi các tổ chức cùng hợp tác
- Tham vấn Sở tài chính
- Sự tham gia của các tổ chức/Hội NKT: nên có sự tham gia ngay từ đầu

2/ Tổ chức thực hiện(triển khai, giám sát, đánh giá và báo cáo): 
• Thành lập Ban chỉ đạo do UBND tỉnh là trưởng ban và Sở LĐTBXH là thường trực, có tổ chuyên viên giúp việc
• Thành viên: Sở LĐTBXH, Y tế, giáo dục, thông tin truyền thông, đại diện hội NKT…
• Xây dựng khung giám sát đánh giá: có chỉ số, cơ chế, các bên liên quan, tần suất giám sát
• Tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch – có sự phối hợp của các ban ngành và các hội NKT

2/ Tổ chức thực hiện:
• Triển khai giám sát
• Ban chỉ đạo họp: rà soát việc thực hiện, lập kế hoạch cho thời gian tới

Đề xuất/Khuyến nghị:
— TƯ có hướng dẫn cụ thể về việc triển khai đề án 1019: có thành lập các ban (ban soạn thảo đề án, ban chỉ đạo đề án)
— TƯ có hướng dẫn về khung giám sát đánh giá
— TƯ nên có hỗ trợ điều tra khảo sát cơ sở dữ liệu ban đầu và đánh giá khi kết thúc đề án
— Tăng cường dành kinh phí về truyền thông,
— Tăng cường kinh phí dạy nghề cho các hội NKT và mở rộng các nghề (in lụa, thiết kế, công nghệ thông tin)


BÁO CÁO KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Nhóm 2 – Hội thảo Tp HCM 

Vấn đề thảo luận: 
• Xây dựng kế hoạch Kết quả thảo luận nhóm
• Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch
Các ý kiến phát biểu
• Chia sẻ kinh nghiệm của Bạc Liêu
• Chia sẻ kinh nghiệm của Kon Tum
Ý kiến của Cần Thơ, Tây Ninh, Ninh Thuận, NKT

Xây dựng kế hoạch Đề án (1):
• Sở LĐTBXH trình đề xuất xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án của địa phương, trên cơ sở đó UBND Tỉnh có chỉ đạo giao nhiệm vụ cho các ban ngành cùng tham gia
• Sở LĐTBXH xây dựng Dự thảo kế hoạch sau đó tổ chức họp, Hội thảo với các Sở ban ngành để lấy ý kiến góp ý.
• Các sở ban ngành quan trọng: Sở KHĐT, Sở Y tế, GD-ĐT, Tài chính, Xây dựng
• Trước khi làm dự thảo kế hoạch, cần thu thập thông tin dữ liệu về người khuyết tật

Xây dựng kế hoạch Đề án (2): 

• Dựa trên bản kế hoạch cả giai đoạn, từng năm UBND Tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết từng năm.
• Kinh phí: Cần có kế hoạch kinh phí thật cụ thể cho từng ngành và từng năm, đi kèm với kế hoạch kinh phí cần có giải pháp vận động nguồn kinh phí.
• Phương án quản lý tài chính: Dựa trên kế hoạch được phê duyệt, các Sở ban ngành liên quan chủ động xây dựng kế hoạch kinh phí ngành mình và chịu trách nhiệm quản lý

Xây dựng kế hoạch Đề án (3):
• Kinh phí cần được lồng ghép vào các chương trình mục tiêu Quốc gia của các ban ngành.
• Khó khăn trong việc thu thập số liệu ban đầu làm cơ sở xây dựng kế hoạch và đánh giá so sánh sau này, nhất là thông tin về điều kiện tiếp cận giao thông, xây dựng của NKT

Tổ chức thực hiện:
• Cần thành lập Ban chỉ đạo do một phó chủ tịch Tỉnh làm trưởng ban, Sở LĐTBXH thường trực.
• Cần đẩy mạnh sự tham gia của tổ chức của NKT và NKT: mời vào làm thành viên Ban chỉ đạo và tham gia ngay từ khâu lập kế hoạch
• Giám sát đánh giá: Lồng ghép vào Giám sát đánh giá của các Dự án, chương trình mục tiêu
• Tuy nhiên, công tác báo cáo phải do Sở LĐTBXH làm đầu mối
• Một số khó khăn
– Chậm làm kế hoạch nên không có kinh phí
– Một số địa phương không có cơ sở dạy nghề cho NKT
– Khó khăn trong việc vận động kinh phí từ các tổ chức, cá nhân
• Đề nghị sử dụng cơ sở kinh doanh và dạy nghề do chính NKT đang làm chủ là đơn vị cung cấp dịch vụ dạy nghề

Một số ý kiến, khuyến nghị khác (1):
• Mong muốn có thông tư liên tịch của các Bộ liên quan hướng dẫn các địa phương về việc lập kế hoạch Đề án
• Đề nghị Bộ LĐTBXH có nguồn kinh phí riêng để hỗ trợ cho các địa phương, bên cạnh kinh phí thường xuyên xin của Tỉnh.


BÁO CÁO KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Nhóm 3 – Hội thảo Tp HCM 

1. Đối tượng và phạm vị áp dụng:
• Cần có văn bản quy định sự tham gia của các tổ chức của/vì người khuyết tật trong Ban Quản lý/chỉ đạo đề án các cấp và các chu trình khác của đề án.
• Cần bổ xung quy định Hội/tổ chức của NKT vào các cơ sở đòa tạo tham gia đào tạo nghề cho NKT trong đề án.
o Mục a, bổ xung thêm đối lượng là tổ chức, cá nhân;
o Phạm vi áp dụng, mục b là phù hợp, đảm bảo thực hiện chi;
o Các nội dung chi đều nên đưa thêm vào đối tượng là hộ cận nghèo.
o Cân nhắc việc quy định đối tượng học nghề là người còn khả năng LĐ (vì có những người KT muốn học nghề để phục vụ gia đình), bỏ quy định này hoặc nghiên cứu thay thế quy định phù hợp;
o Trường hợp NKT chưa có giấy xác nhận mức độ khuyết tật thì có thể thay thế bằng quyết định hưởng trợ cấp xã hội hoặc thay thế quy định cho phù hợp hơn.

2.Nội dung chi:
o Mức quy định kinh phí hỗ trợ học nghề đối với đối tượng nghèo và cận nghèo nên gộp lại 1 mức là 6 triệu;
o Chi hỗ trợ cho người chăm sóc bệnh nhân mức 30.000đ/ngày quá thấp => nâng mức và tách mức cho khu vực bệnh viện khu vực nông thôn và bệnh viên khu vực thành thị;
o Mức hỗ trợ tiền ăn cho người nhà bệnh nhân 25000 là thấp, chưa phù hợp.
o Mức tối đa cho dụng cụ phục hồi có 500.000 là thấp, không thực hiện được;
o Quy đinh trường hợp tự túc phương tiện đưa NKT đi khám bệnh được hỗ trợ 0.2l/km là không hợp lý.
o Mức chi nên bám vào lương tối thiểu để tránh điều chỉnh nhiều lần (trượt giá,…)
o Chi hỗ trợ dụng cụ cần mở rộng hơn
o Quy định độ tuổi học nghề nên áp dụng theo Luật học nghề (13 tuổi);
o Hỗ trợ tiền ăn, đi lại trong quá trình học nghề cần căn cứ theo gia cảnh: hộ nghèo, cận nghèo;
o Mức hỗ trợ bình quân là 3 triệu chỉ đủ chi phí cho 1 số nghề đơn giản thôi => tăng mức hỗ trợ;
o Quy định 70% số học nghề có việc làm phù hợp gắn với nghề học là không khả thi, cơ sở đào tạo không dám nhận => quy định tỷ lệ thấp hơn, đề xuất là 50%;
 
Trân trọng cảm ơn quý vị! 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét